Skip to content

Hotline: 0947351622

Miễn phí vận chuyển nội thành

Giao hàng sau 1h - 2h*

Trả hàng không cần lý do(**)

Học Đàn Guitar

Lộ Trình Học Đàn Guitar Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao

by Tân Nhạc Cụ 0 bình luận
Lộ Trình Học Đàn Guitar Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao

Học đàn guitar đối với người mới bắt đầu thường băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu? Làm những gì? Làm gì trước làm gì sau? Mình sẽ đi từ đâu, bước tiếp theo là gì và cuối cùng sẽ tới bước nào là hết?....

Hôm nay mình sẽ nói về lộ trình học guitar cho người chưa biết gì về guitar:

1. Làm quen với guitar

1.1 Hiểu cấu tạo guitar, học cách chỉnh dây

Việc đầu tiên khi bạn mới mua đàn thì cần phải biết cây đàn này cấu tạo, thành phần như thế nào và sau đó là cách chỉnh dây đàn. Lưu ý rằng trước khi tập đàn thì cần phải chỉnh dây đàn vì dây đàn khoảng 2,3 hôm sẽ bị rão ra hoặc là cần đàn sẽ bị thay đổi theo thời tiết.

1.2 Làm quen với 2 tay

Tiếp theo cần phải làm quen với đàn ở cả tay trái và tay phải. Tay phải tập gảy dây, tập những bài tập đơn giản bên tay phải kết hợp với nhịp dậm chân, sau đó đổi dây, các bài tập này sẽ giúp tay phải của bạn lỏng ra . 

Sau đó tập sang tay trái, có hai cái quan trọng nhất khi mới tập chơi guitar. Đầu tiên là tập bấm nốt, phải bấm nốt cho đúng và phải bấm vuông góc. Làm quen với nốt nhạc thế tay bậc thấp tập nhiều sẽ nhớ được nốt. 

Đàn guitar tại Tân Nhạc Cụ

Đàn guitar tại Tân Nhạc Cụ

Nhớ được các nốt rồi ta sẽ tiếp tục nhớ các nốt trong âm giai, ví dụ như âm giai của Đô trưởng. Xong âm giai rồi chúng ta sẽ lên trình bằng các bài tập nhỏ, song song với âm giai chúng ta cần tập về hợp âm. Có một số hợp âm cơ bản cần phải nhớ như: Đô trưởng, Rê thứ, Pha trưởng, Son trưởng và La thứ, sau khi nắm chắc về các hợp âm thì nên áp dụng vào các bài tập đệm cơ bản.

Chúng ta cần phải tập cả những câu intro vì quá trình tập các câu intro sẽ giúp cho các bạn có cái tư duy về độc tấu guitar và trong quá trình tập về những câu giang tấu, intro, outro thì các bạn sẽ làm quen được với kĩ thuật fingerstyle solo ở bên tay trái.

2. Mở rộng vốn nhạc để lên trình độ

Chúng ta cần học về nhịp ví dụ như 2/4 hoặc là 3/4, 4/4, 6/8, sau khi đã có những kiến thức về nhịp và điệu rồi thì hãy học những cái hòa thanh ở những nhà khác. Ví dụ như Son trưởng thì có những hợp âm gì đi theo nó rồi tới La trưởng, Rê trưởng, Mi trưởng, Pha trưởng, và tiếp tục tập những bài đệm khó hơn. Trong giai đoạn 2 này các bạn nên hát cùng bài hát, các bản đệm thì nó sẽ giúp tạo ra sự kết nối giữa bạn và cây đàn, nên tập 5 đến 10 bài hát kiểu finger style hoặc là bán cổ điển độc tấu.

3. Nâng cao và sáng tạo

Nâng cao về cách chúng ta triển khai hòa thanh, không phải là những hợp âm kiểu dễ nghe như mọi người hay chơi mà nó sẽ là hợp âm có màu sắc độc lạ 1 tí như là Son trưởng 7 chẳng hạn.

Ở giai đoạn này các bạn cần bổ sung thêm những kiến thức về hợp âm này được sử dụng như thế nào. Trong lĩnh vực đệm hát thì nên tập nhưng bài hát khó hơn ví dụ như những tác phẩm trong Jazz. Hãy tập ít nhất 10 bài trong đấy để biết cách đi hoạt thanh như thế  nào. Học thêm những bài solo guitar thì chúng ta nên tập những bài hát dễ thuộc , dễ nhớ hoặc là những bài có sẵn.

4. Sáng tác và tạo dấu ấn riêng

Mang cái cá tính, cái tôi của mình vào để phối bài hát.

Có thể bạn quan tâm:

Thế giới đàn guitar chính hãng

Tư vấn chọn đàn guitar

Copyright Announcement

Các bài viết do Tân Nhạc Cụ giữ bản quyền. Mọi sao chép cần sự đồng ý bằng văn bản.
Bài trước
Bài sau

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được duyệt trước khi xuất bản.

Thanks for subscribing!

This email has been registered!

Shop the look

Chọn các phiên bản

Mới Xem Gần Đây

Edit Option
Back In Stock Notification
this is just a warning
Shopping Cart
0 items