Skip to content

Hotline: 0947351622

Miễn phí vận chuyển nội thành

Giao hàng sau 1h - 2h*

Trả hàng không cần lý do(**)

Học Đàn Piano

Lợi/Hại Khi Bắt Đầu Học Bằng Đàn Organ

by Tân Nhạc Cụ 0 bình luận
Lợi/Hại Khi Bắt Đầu Học Bằng Đàn Organ

Ở đây mình dùng “Organ” để chỉ các loại Keyboard điện tử theo cách gọi thông dụng, không nói tới cây “phong cầm” trong nhà thờ.

LÝ DO BẮT ĐẦU HỌC BẰNG ĐÀN ORGAN:

Có rất nhiều lý do để dẫn các bạn đến với lựa chọn này, ví dụ đối với một số bạn thì các bạn cảm thấy chưa đủ quyết đoán, chưa đủ niềm tin với bản thân  rằng mình sẽ theo đuổi với bộ môn này lâu dài, chưa đủ yên tâm để đầu tư vào một cây đàn piano nhiều tiền. Thế thì các bạn đến với một lựa chọn an toàn hơn, tiết kiệm hơn, đó là mua một cây đàn organ. 

“Với các bậc phụ huynh, các anh chị mà mới bắt đầu cho con đi học đàn thì họ cũng rất trăn trở, băn khoăn, rằng con mình liệu có theo được không, hay là mình mua một cây đàn đắt tiền như thế xong rồi con học được đôi tháng con lại bỏ thì rất là phí tiền. Thế thì bây giờ mình mua một cây organ rẻ hơn cho con học thử đã, nếu thấy nó thích và nó theo được thì mình sẽ đổi sang một cây piano sau. 

->>Những lý do như thế  rất phổ biến, muốn hình vạng trạng, nó dẫn mọi người  đến lựa chọn là: mua đàn organ để sử dụng thay cho một cây piano để bắt đầu học

- Trong bài viết này mình không muốn bàn luận rằng chúng ta có nên làm thế hay không, mà mình chỉ muốn phân tích giúp mọi người khi mà các bạn đã đến với quyết định đấy rồi nhưng vẫn còn băn khoăn là mình sử dụng đàn Organ để học cho những ngày đầu như thế, sau này mình chuyển sang đàn piano thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào.

Lợi - hại khi học đàn organ trước khi học piano

Lợi - hại khi học đàn organ trước khi học piano

2. LỢI - HẠI KHI SỬ DỤNG ORGAN TRƯỚC KHI HỌC PIANO

+ Những điểm có lợi:

 - Đàn organ có chi phí thấp hơn: So với một cây piano điện bây giờ tầm giá rơi vào khoảng từ 10 triệu - hơn 20 triệu, thì chúng ta mua được một cây đàn piano điện tốt. Còn với đàn piano cơ thì giá lên tới khoảng 40-50 triệu, và lên nữa cao hơn..Với Organ chúng ta có nhiều những lựa chọn mà chi phí thấp hơn nhiều, có khi dưới 10 triệu, thậm trí dưới 7 triệu chúng ra cũng mua được một cây đàn orgna chất lượng, ổn để dùng được

- Đàn Organ gọn nhẹ, dễ di chuyển cho việc mang đi mang lại, đặc biệt với các bạn sinh viên ở trọ và chuyển trọ rất nhiều vì nhiều lí do, mỗi lần các bạn chuyển phòng trọ mà nếu các bạn dùng cây đàn piano thì cái việc chuyển đàn cũng là một vẫn đề đau đầu. Nhất là dùng đàn piano cơ thì chưa kể tới việc nặng nhọc, mà việc các bạn chuyển đàn cũng tốn một khoản chi phí kha khá. Thế nên Organ thì nó thuận lợi hơn ở mặt di chuyển nữa.

- Đàn organ phối hợp 2 tay đơn giản. Tay phải chơi được giai điệu khó từ sớm, tay trái làm quen với các thế bấm hợp âm. 

Nếu mà để so sánh 1 bài dành cho piano mà giai điệu ở mức tầm đó thì tay trái cũng phải ở tầm tương đường, và như thế bài rất là khó so với em 6-7 tuổi thì khó lắm, chưa có đánh được. Thế nhưng trên đàn organ thì ngày xưa mình có thể đánh được những bài như thế bởi vì nó chỉ có phần giai điệu phức tạp, chứ tay trái trên organ nó đơn giản lắm.

Tức là trên đàn organ mình chỉ cần bấm hợp âm thôi, xong rồi đàn sẽ tự lên bảng điệu đệm cho mình rất là hay. Nó giúp cho mình việc phát triển được tay phải linh hoạt hơn từ sớm, còn bên tay trái thì mình cũng có được một hình dung cơ bản về những thế bấm hợp âm ban đầu. Có nghĩa là mình chưa hiểu được những cấu tạo thực sự của hợp âm đấy, nếu mà ghi hình âm nhạc. Thế nhưng về cách định vị được thế bấm hợp âm trên các phím đàn thì mình rất nhanh, bởi vì mình đánh qua các bài rất nhiều.

- Các bạn biết là ở bản nhạc dành cho đàn organ, chúng mình sẽ có giai điệu ghi bằng nốt nhạc, còn phần hợp âm mà tay trái bấm sẽ được ghi bằng ký hiệu bằng các chữ cái or bằng con số, thì khi chuyển sang piano thì thực ra vẫn là những hợp âm như thế, có điều là cũng được ghi thành nốt nhạc trên một khuông nhạc riêng dành cho tay trái như thế này, và khi mình đọc xong rồi mình đánh những hợp âm này lên thì mình cảm thấy như là gặp lại người quen cũ. Nó vẫn chính là những cái mà mình đánh rất nhiều rồi, chỉ là bây giờ nó được thể hiện bằng hình thái khác thôi. Đấy cũng là một điểm lợi. 

=>Lưu ý: -Kình nghiệm trên mình có được là do mình luôn chơi organ với chế độ full fingers: bấm hợp âm đủ nốt ở mọi thể gốc và đảo của chúng.

- Nếu các bạn sử dụng Single Finger thì không có được lợi ích này. Mình sẽ nói kỹ hơn trong phần tiếp theo đây

2. Những điểm có hại

+ Bàn phím khác nhau làm sai lệch tư thế ngón tay (ngày trước khi mình học trên đàn organ thì mình cảm thấy nghe bình thường, không vấn đề gì cả, và những thầy cô dạy đàn organ thời đó cũng nói mình học rất tốt, không bị sao hết… Thế nhưng khi mình bước vào trường nhạc chuyên nghiệp và mình được tiếp cận với cây piano lần đầu tiên thì mình đặt tay lên cho cô giáo nghe, thì cô nói “cháu ơi cháu nhấc ngón tay lên, cháu đánh nghe buồn cười quá” lúc đó mình cũng chưa hiểu nhấc ngón tay lên là như thế nào.

Nhưng sau đó nhiều năm sau khi mình học đàn piano quen rồi thì mình gặp lại cây đàn organ, và khi mình đặt tay lên 2 bàn phím thì mình nhận ra sự khác biệt rất rõ. Các bạn biết là, độ nằng và độ sâu của phím đàn organe ít hơn so với đàn piano rất nhiều. Khi mà các bạn đặt ngón tay trên đàn organ các bạn không cần dùng lực nhiều lắm thì phí đàn cũng xuống và nó cho bạn âm hay giống hệt nhau. Thế nên khi đánh đán organ các bạn sẽ thấy cổ tay thấp, các ngon thì đè trên phím đàn rồi bấm xuống. Khi mình đánh như thế trên organ thì mình không thấy vấn đề gì, nhưng sang piano mà ta vẫn bấm như thế thì sự khác biệt sẽ hiện lên rất rõ nét. 

Bây giờ với đàn piano mà chúng ta vẫn bấm như trên organ, các bạn sẽ thấy là cái lực ngon và thời điểm bấm xuống không chính xác, hơn nữa là các phím đàn sẽ bị dính đè lấy nhau. Khi đánh đàn piano thì lực ngón của mình cần phải chắc hơn, khoẻ hơn và vì thế nó tạo ra một cái chuyển động cần thiết. Đó là lấy đà ngón tay. 

---Câu hỏi đặt ra là những lỗi đó khi chuyển sang học piano có chữa được hay không

Chữa được, vì bản thân mình đã chữa được. Khi các bạn học trên đàn piano thì phím đàn nặng hơn, sâu hơn, nó đòi hỏi các bạn phải thích nghi thế nào để nó ra được tiếng đàn đẹp, được âm thanh mà các bạn mong muốn, nhưng nó sẽ mất rất nhiều thời gian và nó sẽ gấy cho các bạn sự hoang mang, khó khăn

+ Bộ đệm tự động có thể gây hại nếu bạn quá ỷ lại

Đàn organ nó có những cái đàn có offer hai chế độ ấn khác nhau (bấm hợp âm bên trái) một cái chế độ là các bạn phải bấm đầy đủ các nốt trong thành phần của hợp âm thì bộ đệm mới lên cho bạn đúng hợp âm đây. 

Ví dụ bấm hợp âm Đô trưởng thì các bạn phải bấm đầy đủ 3 nốt Đồ, Mi, Son thì bộ đệm mới lên cho bạn đúng hợp âm đô trường, nếu bạn ấn thiếu 1 trong 3 nốt đấy thì nó sẽ không lên được hợp âm như bạn muốn. Thì khi các bạn học với thế bấm, chế đọ bấm đầy đủ như thế thì trên bàn tay, các bạn có được hình dung ban đầu về những thế bấm của các hợp âm đó, để đến khi các bạn tiếp xúc bằng hình nốt nhạc trên bản nhạc cho piano thì các bạn sẽ khớp nối được nó vào nhau rất nhanh. Các bạn tiếp cận với piano nhanh hơn.

Ngược lại nếu các bạn tự học mà các bạn tìm đến phương pháp là dùng bộ đệm tự động của đàn organ, xong rồi bấm bằng chế độ đơn giản, không dầy đủ, nghĩa là ví dụ hợp âm đô trường, bạn chỉ cần bấm một nốt nó cũng sẽ lên hợp âm đô trưởng… hoặc khi các bạn bấm nốt la hoặc la giáng nó cũng lên hợp âm la thứ, trong khi đó không phải thành phần của hợp âm la thứ. Thế thì khi các bạn sử dụng chế độ chế độ bấm đơn giản đó nữa thì việc đó hoàn toàn có hại cho việc sau này các bạn muốn chuyển sang học đàn piano.

Xem thêm:

Đàn Organ giá rẻ

Đàn Organ Yamaha

Copyright Announcement

Các bài viết do Tân Nhạc Cụ giữ bản quyền. Mọi sao chép cần sự đồng ý bằng văn bản.
Bài trước
Bài sau

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được duyệt trước khi xuất bản.

Thanks for subscribing!

This email has been registered!

Shop the look

Chọn các phiên bản

Mới Xem Gần Đây

Edit Option
Back In Stock Notification
this is just a warning
Shopping Cart
0 items