Bạn đã quyết định mua một cây guitar để học. Và nếu bạn vào tới danh mục này nghĩa là bạn muốn chọn một cây đàn guitar acoustic (đàn guitar dây sắt, tiếng vang, sáng, hợp với chơi đệm hát, fingerstyle… và dễ học dễ chơi) thay vì chọn đàn guitar classic (dây nylon, thiên về chơi cổ điển) hoặc thay vì chọn đàn guitar điện.
Nhưng chọn được một cây đàn guitar acoustic cho phù hợp với mục đích, sở thích, ngân sách… cũng cần nhiều thời gian để tìm hiểu. Bài viết tổng hợp về đàn guitar acoustic này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết nhất, một các dễ hiểu nhất để giúp bạn chọn được cây đàn acoustic phù hợp với mình.
Để làm được điều đó, bạn cần trả lời được các vấn đề dưới đây:
- Bạn nên mua đàn tầm bao nhiêu tiền?
- Bạn nên chọn hãng nào?
- Bạn nên chọn kích thước đàn thế nào?
- Bạn nên chọn loại gỗ nào?
Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày các thông tin để bạn có câu trả lời phù hợp với mình.
Đàn guitar acoustic có rất nhiều mức giá, từ khoảng 1 triệu cho tới vài triệu trong tầm giá rẻ, lên tới 10 triệu – 20 triệu – 30 triệu trong tầm chơi bán chuyên và lên tới 50 – 70 triệu, thậm chí vài trăm triệu cho những cây đàn chuyên nghiệp. Thậm chí trên thế giới có những cây đàn acoustic được bán đấu giá lên tới 6 triệu đô la như cây Martin D-18E của Kurt Cobain.
Xác định được mức giá bạn muốn mua là bước đầu tiên để có thể chọn sang các yếu tố khác như mua của hãng nào, gỗ thịt hay gỗ ép, dáng đầy hay dáng khuyết…
Thông thường, đàn guitar được coi là tầm giá rẻ có mức giá tầm 1 triệu tới 5 triệu. Mức khá là tầm 5 triệu – 10 triệu. Những người có kinh nghiệm rồi sẽ chọn tầm 10 triệu – 30 triệu là phổ biến. Những người có kinh nghiệm và đam mê cũng như có điều kiện ngân sách có thể chọn những cây tầm 50 triệu – 150 triệu.
Lời khuyên của chúng tôi là: Nên mua một cây đàn TỐT NHẤT mà bạn CÓ THỂ ngay từ cây đàn đầu tiên vì hai lý do:
Dĩ nhiên cây đàn TỐT NHẤT là cây đàn nào thì phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Lưu ý là TỐT NHẤT mà bạn CÓ THỂ nhé!
Không có câu trả lời cố định cho câu hỏi trên. Lý do là mỗi hãng guitar acoustic có một lợi thế, có một phân khúc khác nhau, có đối tượng khách hàng để phục vụ khác nhau. Do đó, nếu có một hãng guitar acoustic nào đó xứng đáng để mọi người chọn hết thì các hãng còn lại đã không còn tồn tại đến giờ này để khiến bạn phải băn khoăn lựa chọn.
Những đặc điểm của từng hãng dưới đây sẽ là lưu ý để bạn chọn lựa:
Trong tầm giá dưới 3 triệu, các hãng guitar ngoại nhập có tiếng gần như không có model nào. Với lợi thế không chịu thuế nhập khẩu, không mất phí vận chuyển quốc tế, chi phí sản xuất thấp, chi phí nhân công vật liệu rẻ… guitar Ba Đờn với 3 thế hệ làm đàn ở Việt Nam rất có lợi thế trong tầm giá này. Những cây đàn thực sự chất lượng của thương hiệu Việt này với tầm giá chỉ tầm 2 – 3 triệu nhưng chất lượng vượt trội, thậm chí vượt hơn những cây đàn tầm giá 3 – 4 triệu của ngoại nhập.
Tầm giá này có sự góp mặt đa dạng của các thương hiệu như: Yamaha, Ba Đờn, Washburn, Ibanez, Enya, Takamine….
Từ tầm tiền này, đã có sự góp mặt của hai hãng guitar acoustic hàng đầu thế giới là Martin và Taylor. Bên cạnh đó cũng là các model nổi bật của các hãng Yamaha, Ba Đờn với T1500, Takamine…
Đây thực sự là những cây đàn tuyệt vời. Bạn có thể tham khảo:
Một đặc điểm của đàn guitar acoustic là thùng đàn càng to, âm thanh càng lớn, càng dày, càng ấm và mạnh mẽ nhờ độ cộng hưởng âm thanh trong thùng đàn.
Nhưng nếu thùng đàn to quá với cơ thể của bạn sẽ khiến việc chơi đàn khó khăn và không thoải mái.
Các hãng đàn đã nghiên cứu rất kỹ và cho ra những kiểu dáng phổ biến dưới đây, phù hợp với từng đối tượng và mục đích cụ thể:
Các kiểu dáng chính dưới đây có kích thước tăng dần: concert, auditorium, dreadnought và jumbo.
Ed Sheeran được biết đến khi chơi những cây acoustic cỡ '0' của Martin.
Guitar acoustic cỡ concert và grand concert là một số loại guitar nhỏ nhất mà bạn có thể tìm thấy ngày nay, có kích thước khoảng 34 cm tới 36cm trên phần rộng nhất của thùng đàn. Dáng đàn này tuy hợp với trẻ em hay người có vòng tay nhỏ nhưng lại bị hạn chế là âm không được mạnh mẽ như các dáng đàn có kích thước lớn hơn một chút như grand auditorium hay dreadnought.
Nếu bạn đã xem Ed Sheeran trong các buổi diễn, thì có lẽ anh ấy đang chơi một cây đàn guitar cỡ concert. Ví dụ, những cây guitar Martin đặc trưng của Ed Sheeran là mẫu '0' (thuật ngữ của Martin dành cho đàn cỡ concert).
Trong chuyến lưu diễn "Red" của mình, Swift đã chơi cây đàn dáng grand auditorium
Còn được gọi là kích thước “orchestra - dàn nhạc”, đàn guitar auditorium và grand auditorium trông giống như anh chị em lớn hơn của các cây đàn concert. Chúng là những cây guitar cỡ trung bình, linh hoạt — khoảng 38cm đến 40cm trên bề rộng nhất của thùng đàn — có khả năng phản hồi nhanh như nhau cho dù bạn chơi một cú chạm nhẹ hay mạnh, gảy hoặc quạt. Mặc dù bạn sẽ không thể đạt được âm bass mạnh mẽ với dáng này nhưng đây là dáng phổ biến, được nhiều người dùng.
Kina Grannis và chiếc Gibson J-45
Đây là dáng đàn quen thuộc nhất, gần như tất cả mọi hãng đều sản xuất cây đàn dáng dreadnought. Nó thông dụng tới mức gần như khi nhắc tới đàn acoustic, trong đầu mọi người đều nghĩ đến cây đàn dáng dreadnought. Các nghệ sỹ từ Kurt Cobain và Thom Yorke đến Harry Styles và Father John Misty đều có ít nhất một trong số những cây đàn dáng dreadnought trong kho vũ khí của họ.
Những “con thú” này có âm thanh đầy đủ (một số người có thể nói là “bùng nổ”) và có lượng âm bass phù hợp để bổ sung cho giọng hát của con người. Đây là dáng đàn bạn có thể chọn nếu bạn là người chơi thông thường, tức là không có vòng tay quá nhỏ. Với chiều dài khoảng 40cm ở phần rộng nhất của thùng đàn, kiểu dáng này mang lại chất âm đầy đủ nhất.
Bạn không thể nói về guitar jumbo mà không nhắc đến King.
Jumbo là những cây đàn có thân hình đồng hồ cát, cong, giống như các concert và auditorium nhưng lớn hơn nhiều — chúng ta đang nói về chiều rộng ít nhất 43cm của chúng. Những người chơi Jumbo thường là những người đánh giá cao âm thanh mạnh mẽ, trầm và tràn ngập căn phòng của dáng đàn này. Hoặc họ là những gã rất to xác và phù hợp với dáng này.
Tóm lại, với một người chơi thông thường, bạn nên chọn auditorium hoặc dreadnought. Người nhỏ hơn nên chọn các dáng đàn nhỏ hơn như concert, mini, little…
So với guitar điện, gỗ được sử dụng trong guitar acoustic—được gọi là “tonewoods” — có tác dụng định hình âm thanh của chúng một cách đáng kể hơn. Tuy nhiên, trước khi lao vào Google để tìm kiếm vô số các tài liệu, bạn nên nắm bắt những điều cơ bản.
Trong số nhiều bộ phận của một cây đàn guitar acoustic—cần đàn, bàn phím, thân đàn, v.v.— thì phần trên của thùng đàn (mặt top) là quan trọng nhất. Nó được gọi là “bảng cộng hưởng” của guitar. Gỗ được sử dụng cho mặt lưng và hông đàn sẽ kết hợp cùng gỗ mặt đàn cho ra âm thanh riêng biệt. Nhưng quan trọng nhất vẫn là gỗ mặt top.
Các loại gỗ cũng chia ra làm hai loại: gỗ thịt (solid) – là gỗ nguyên một miếng gỗ dùng để làm các bộ phận của đàn và gỗ ép (laminated) – là miếng gỗ được nhiều lớp gỗ mỏng ép lại thành một miếng gỗ dày.
Thông thường, đàn guitar gỗ thịt sẽ tốt hơn, và đắt hơn nhiều so với gỗ ép.
Đàn guitar được cho là cao cấp nhất thường là làm từ gỗ full solid, nghĩa là các miếng gỗ đều là gỗ thịt.
Thấp hơn là đàn guitar có mặt top làm từ gỗ thịt, lưng và hông làm từ gỗ ép.
Thấp nhất là đàn guitar hoàn toàn làm từ gỗ ép.
Gỗ thịt tạo ra âm thanh tốt, chơi càng lâu tiếng càng hay (thường gọi là “vỡ tiếng”). Tuy nhiên gỗ thịt, đặc biệt những cây đàn full-solid, trong giai đoạn đầu tiếng có thể chưa thoát được, nghe một chút hơi tù.
Đàn guitar có mặt top là gỗ thịt và lưng hông là gỗ ép sẽ có lợi thế ngay trong giai đoạn đầu. Tiếng thường ấm, dày, vang.
Gỗ ép nhiều lớp giúp giảm chi phí sản xuất nên giúp giảm giá thành. Chúng cũng có lợi thế là tiếng thoát ngay từ đầu, và đặc biệt là bền hơn, chịu được độ ẩm tốt hơn. Những loại gỗ ép với công nghệ cao cấp của Martin như HPL thực sự chất lượng.
Từ trái qua phải: Spruce, Cedar, Mahogany và Koa
Dưới đây là các loại gỗ phổ biến dùng cho đàn guitar acoustic và đặc trưng âm thanh của chúng:
Đây là loại gỗ thông dụng nhất cho mặt top. Vân sam chủ yếu có ba loại: Sitka, Engelmann và Adirondack. Nhìn chung, chúng nhẹ, nhạt và bền. Bất kể là loài nào, đàn guitar mặt gỗ vân sam có xu hướng cho âm thanh sắc nét, rõ ràng và vang vọng, khiến chúng phù hợp với mọi thể loại. Một cây đàn guitar mặt gỗ vân sam đơn giản có lẽ là nơi bạn muốn bắt đầu.
Một loại vật liệu phổ biến khác, gỗ tuyết tùng đỏ có màu nâu đỏ, mềm và không cứng bằng vân sam. Nó tạo ra âm sắc tối hơn và, một số người sẽ nói, "giống chuông" so với vân sam, đó là lý do tại sao nhiều người chơi fingerstyle thích gỗ tuyết tùng.
Thường được dùng cho lưng và hông đàn guitar, gỗ gụ là loại gỗ dày đặc giúp cân bằng âm thanh. Khi được sử dụng làm mặt đàn, gỗ gụ mang đến âm thanh trầm lắng nhưng mạnh mẽ, phát triển từ tươi sáng đến phong phú qua nhiều năm bạn chơi nó.
Chúng ta đang đi tới dòng gỗ tiệm cận cao cấp. Gỗ cứng Hawaii màu mật ong nổi tiếng với thớ gỗ đẹp và tông màu sáng, mạnh mẽ. Nếu bạn bị mê hoặc bởi vẻ ngoài ưa nhìn của koa, hãy tự mình thử nó — bạn có thể thấy âm thanh quá đỉnh.
Đàn Guitar Saga A1DC Pro Acoustic
Đàn Guitar Saga SF600C Acoustic
Đàn Guitar Acoustic Ba Đờn J200
Đàn Guitar Acoustic Enya EA X1 Pro EQ
Đàn Guitar Saga SF700CE Acoustic
Đàn Guitar Acoustic Epiphone DR100
Đàn Guitar Acoustic Martin DX2E Koa
Đàn Guitar Saga SF830C Acoustic
Đàn Guitar Saga GS600 Acoustic
Đàn Guitar Acoustic Ba Đờn J260
Đàn Guitar Saga SA700CE Acoustic