3 Bước Học Đàn Piano Đệm Hát Cơ Bản

3 Bước Học Đàn Piano Đệm Hát Cơ Bản

23, July, 2020

1. Hợp Âm Cơ Bản

Để đơn giản hóa việc học Đệm Hát đàn Piano thì mình sẽ giới thiệu 14 hợp âm cơ bản đó là: 

+ 7 Hợp âm Trưởng: 

C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
F (fa trưởng): Fa – La – Đô
G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
A (la trưởng): La – Đô# – Mi
B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#

+ 7 Hợp âm Thứ: Hợp âm thứ kí hiệu 1 chữ cái in hoa và chữ *m* ở sau:

Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
Am (la thứ): La – Đô – Mi

Việc của các bạn là sẽ phải nhớ 14 hợp âm cơ bản này, nhớ những nốt có trong hợp âm và nốt có dấu hóa nhé. 

Khi các bạn ghi nhớ nốt, các bạn sẽ thực hành bấm trên đàn Piano để biết được vị trí từng hợp âm, thế tay để bấm hợp âm. Nghe để cảm nhận từng hợp âm, màu sắc của hợp âm đó.

Nghe để cảm nhận từng hợp âm, màu sắc của hợp âm đó.

2. Xác Định Nhịp Của Bài Hát

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ 1 bài rất quen thuộc:

Happy [C]Birthday to [G]You ! 
Happy [G]Birthday to [C]You ! 

Khi các bạn dậm chân theo nhịp các bạn dễ dàng nhận thấy đây là nhịp ¾. Khi đó tay phải các bạn nhấn hợp âm sao cho đủ 3 phách trong 1 ô nhịp, tay trái các bạn có thể bấm 1 nốt gốc trong hợp âm; hoặc có thể chơi theo tiết tấu móc đơn và rải nốt trong hợp âm đó. 

Sau khi các bạn biết được nhịp rồi thì các bạn sẽ dùng điệu nào cho phù hợp. Ở bài Happy birthday thì thường dùng điệu *valse* vừa dễ chơi mà nghe lại hay.

3.  Kĩ Thuật Nâng Cao Để Chơi Đàn Piano Đệm Hát:

-    Khi các bạn đã quá nhàm chán với việc, cứ nhấn *hợp âm* như một cái máy để giữ nhịp thì giờ  đây các bạn có thể học được một số kĩ thuật nâng cao để các bạn có thể chơi *phiêu* hơn. Mình sẽ chỉ cho các bạn những mẹo, kinh nghiệm của mình nhé.

Ở trình độ cao hơn, chơi hay hơn thì các bạn sẽ tập luyện những kĩ thuật khó của tay phải. Những kĩ thuật này các bạn lấy ở những bài Piano cổ điển. Mình hay chơi những bài của ông Chopin như: Nocture, walzer.. ở đó có những kĩ thuật chạy hợp âm, chạy nốt chùm 3 chùm 4, vuốt phím.. Khi các bạn chơi được những bài đó thì các bạn sẽ lấy những phần đó và đưa vào những bài Đệm Piano của các bạn.  Việc học của các bạn sẽ thú vị hơn, các bạn chơi sẽ *pro* hơn.

4. Các Kiểu Đệm Piano:

-    Đệm Đàn Piano hòa âm không giai điệu

Kiểu đệm đàn Piano đơn giản nhất hay dùng cho đệm hát mà người hát nhịp ko chắc lắm đó là cả 2 tay đều bấm hợp âm và chơi như đập nhịp. Một biến cách của kiểu này là thêm 1 nốt vào giữa các nốt đen để thay đổi 1 chút (tốt nhất là thêm bậc 5). 

Đây là kiểu đệm mà các bạn có thể gặp rất nhiều trong các tác phẩm của Richard Clayderman. Đó là rải các nốt chính của hợp âm trên những quảng rộng. Rải hợp âm nhưng dùng móc kép 2 tay đuổi nhau, sử dụng âm khu khá rộng của đàn Piano. Có thể rải xuôi chiều, đảo chiều. Tổng hợp của 3 kiểu đệm đàn piano đơn giản nó chính là sự kết hợp của 3 loại trên 1 cách hài hòa nhất, hợp với tính chất âm nhạc của bản nhạc mình đang chơi.

-    Đệm đàn Piano theo kiểu cả hợp âm và giai điệu

Thật ra các kỹ thuật này cũng như trên chỉ khác 1 điều tay phải bạn phải chơi giai điệu của bản nhạc, tay trái thì đệm đàn Piano theo cách kiểu như trên nhưng làm sao để giai điệu quyện vào hợp âm thì phải tập nhiều mới thành thạo. Một điểm phải chú ý ở đây đó là khi tay phải chơi giai điệu không chỉ đơn thuần là giai điệu ko mà phải lồng các hợp âm vào trong đó. Đơn giản vì bạn có năm ngón tay mà giai điệu chỉ dùng hết có 1 đến 2 ngón. Không thể để phí các ngón còn lại được hãy chơi thêm hợp âm vào nhưng đừng làm dụng quá không thì nó sẽ rất ồn và làm mất hết giai điệu đó.

Thành công đều đến từ sự nỗ lực và rèn luyện k ngừng!

Hãy cho con bạn học Piano ngay hôm nay, thay vì ngồi xem điện thoại, Ipad; lãng phí thời gian vào việc vô bổ!  

Thời gian linh hoạt sáng trưa chiều tối.

Với tâm huyết và niềm đam mê với Piano

#Dạy_Piano_tại_Hà_Nội mong muốn được truyền lửa và thắp sáng những tài năng của những học viên.

Chi tiết liên hệ: 096 1514 997

Gmail: maitamtupiano@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/giasupianotaihanoi/

Có thể bạn quan tâm:

Các bài viết tư vấn chọn đàn piano điện

Các mẫu đàn piano điện mới 100%

TAGS :

học đàn piano
zalo