Đây là thói quen khá phổ biến mà rất nhiều bạn mắc phải, kể cả lúc luyện ngón hay tập bài. Các bạn nghĩ là mình tập đều nhịp, nhưng thực ra các bạn không bao giờ tập đều theo nhịp được. Đa số các bạn đều bị cuốn theo nhịp và đàn nhanh dần đều, chứ không phải đàn đều nhịp như các bạn cảm nhận ban đầu.
📌GIải Pháp: Một số bạn sử dụng nhịp chân, tức là vừa chơi vừa dậm chân theo nhịp, điều đó cũng rất tốt!
Tuy nhiên các bạn cũng nên kết hợp cùng với Metronome để các bạn hình thành đều nhịp trong người mình. Tránh bị chơi cuốn nhịp, hay lơ nhịp và tiến trình học sẽ hiệu quả hơn.
Việc ngồi vào đàn Piano tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng thực ra lại rất quan trọng. Hệ quả của ngồi sai tư thế sẽ dẫn tới đau mỏi vai gáy, lâu năm cũng sẽ tới gù lưng. Ngồi sai tư thế máu kém lưu thông lên não dẫn tới chán nản, không ngồi luyện tập được lâu. Ngồi sai tư thế cũng dẫn tới các ngón tay dễ bị gãy (gãy từ chuyên ngành) cổ tay, khớp ngón tay cũng sẽ bị đau hoặc không linh hoạt được khi chơi.
📌Giải pháp: Ngồi vào ghế vừa tầm, chân có thể chạm tới đất. Một số bạn nhỏ chân chưa chạm tới đất thì phụ huynh nên để một chiếc ghế nhỏ, kê dưới chân để bạn ấy ngồi vững hơn cũng như khi chơi có thể đậm chân theo nhịp được.
Kế tiếp là khi ngồi vào đàn phải luôn luôn thẳng lưng. Hai tay song song với mặt đàn, hạn chế thấp hơn hay cao hơn so với phím đàn.
Không ngồi quá gần hay quá xa so với đàn (đẹp nhất là 1 gang tay).
Việc luyện ngón là điều cần thiết và quan trọng nhất khi bắt đầu chơi đàn. Các bạn có thể xem những bài viết trước để thấy tầm quan trọng khi luyện ngón. Mình chỉ có lời khuyên là khi bắt đầu tập các bạn cứ chạy ngón cho mình khoảng 5 đến 10 phút rồi các bạn muốn tập gi thì tập nhé. Cũng giống như chơi đá bóng hay bất kì môn thể thao nào các bạn cũng cần khởi động. Chơi Piano cũng thế các bạn phải chạy ngón, làm nóng ngón tay, cho tay mềm mại, dẻo dai thì chơi sẽ hay hơn, hiệu quả hơn.
Khi tập một bài các bạn thấy biết hết nốt rồi, tập đi tập lại mãi cũng chán, thế nên các bạn lại bỏ qua học bài mới. Thường thì các bạn mới chỉ đạt được 80 đến 90% yêu cầu là các bạn đã bỏ. Các bạn thấy sai một vài nốt, vấp một vài chỗ là các bạn cho qua, đi tập bài mới cho nhanh, điều đó thật nguy hiểm!
📌Giải Pháp: Các bạn cứ tập từ từ, chậm từng tay rồi ghép 2 tay, khi thấy không còn sai lỗi nào, nhịp nào thì các bạn hãy từ từ chơi vào pedal nhé. Khi nào cảm thấy mình hoàn thành 200% bài đó rồi thì hãy chuyển qua bài mới nhé.
Đa số các bạn mới học sẽ tập theo một số giáo trình có ghi sẵn số ngón tay. Các bạn cứ nhìn vào số mà nhớ tên nốt nhạc chứ không nhớ tên nốt nhạc theo vị trí trên khuông nhạc. Các bạn cứ nhìn vào số ngón tay và đàn theo. Đàn như thế chỉ đúng với thời gian đầu, còn vào những bài tiếp theo phức tạp hơn, quãng cao hơn thì các bạn lại không biết vị trí nốt nhạc. Khiến việc đọc nốt trở nên khó khăn hơn, mất thời gian hơn dễ gây chán nản. Các bậc phụ huynh cần xem con em mình có học theo cách này hay không, nếu có thì hãy chỉ cho các bạn đọc nốt nhạc chứ đừng nhớ nốt theo số nhé.
❤ Thành công đều đến từ sự nỗ lực và rèn luyện k ngừng 🎹
💜Hãy cho con bạn học Piano ngay hôm nay, thay vì ngồi xem điện thoại, Ipad; lãng phí thời gian vào việc vô bổ! 🎹
💜 Thời gian linh hoạt sáng trưa chiều tối.
Bài viết do Dạy Piano tại Hà Nội biên soạn!
💚 Với tâm huyết và niềm đam mê với Piano
🎗 #Dạy_Piano_tại_Hà_Nội mong muốn được truyền lửa và thắp sáng những tài năng của những học viên.
💚 Chi tiết liên hệ: 096 1514 997
Gmail: maitamtupiano@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/giasupianotaihanoi/
Có thể bạn quan tâm: