Kinh Nghiệm Tìm Giáo Viên Dạy Piano Cho Con. Tâm Thư Gửi Tới Phụ Huynh

Kinh Nghiệm Tìm Giáo Viên Dạy Piano Cho Con. Tâm Thư Gửi Tới Phụ Huynh!

15, July, 2020

Bài viết này là chia sẻ của một “Phụ huynh” đã có kinh nghiệm mời giáo viên Piano về dạy cho con mình. Phụ huynh đó chia sẻ những cách để tìm được giáo viên vừa có “tâm và vừa có tầm”. Mời các bạn cùng trải lòng của phụ huynh đó nhé.

1. Quan Sát Cử Chỉ, Phong Thái Của Giáo Viên Piano:

Bên cạnh việc giáo viên Piano có chuyên môn tốt thì phẩm chất của người giáo viên cũng rất quan trọng. Các cụ có câu “Có tâm thì ắt sẽ có tầm”.

Trong quá trình con mình học sẽ tiếp xúc trực tiếp, hấp thụ những kiến thức của giáo viên. Chỉ khi con mình cảm thấy vui vẻ, hứng thú thì việc học mới trở nên hiệu quả. Để được điều đó thì cần một người giáo viên phải có “tâm”, có khả năng thấu hiểu tốt. Vì mỗi bạn có một tính cách, một khả năng học riêng. Giáo viên có phẩm chất tốt nói trên sẽ tìm được cách truyền động lực, cảm hứng cho các bạn để các bạn hăng say học Piano hơn.

2. Triết Lý Giảng Dạy Của Giáo Viên Piano:

Giáo viên dạy đàn chu đáo sẽ giải thích cho phụ huynh biết cách để học viên tiếp cận bài học, truyền đạt sao cho hiểu, thực hành tốt và tại sao họ lại dùng phương pháp đó.

Lời giải thích đó có thuyết phục được bố mẹ hay không? Có giá trị, ý nghĩa cho việc học của con bạn hay không? Điều đó cần bố mẹ phán đoán, cảm nhận để lựa chọn phù hợp nhất cho con.

"Để con vui vẻ học piano thì cần giáo viên có tâm, có khả năng thấu hiểu tốt"

3.  Phương Pháp Sư Phạm (Khả năng truyền đạt, giao tiếp với học viên):

Điều này thực sự quan trọng trong quá trình học của con. Phụ huynh quan sát xem giáo viên có thực sự kiên trì, cố gắng giải thích một bài mới hay một kĩ thuật mới cho con bạn không. Giáo viên sẽ truyền đạt đúng cảm xúc của âm nhạc cho con bạn. Điều không thể thiếu là giáo viên sẽ đồng hành, truyền động lực, cố gắng cho con khi con cảm thấy đuối sức. Đó là một giáo viên mà bố mẹ cần mời luôn và ngay.

4. Khả Năng Âm Nhạc Của Giáo Viên:

Điều này cũng cần thiết không kém so với “tâm của người thầy”. (có thì mới cho được đúng không ạ!). Phụ huynh hãy hỏi nền tảng âm nhạc của giáo viên, hỏi về quá trình được đào tạo, bằng cấp chuyên môn đi kèm. Phụ huynh hãy nghe giáo viên chơi một vài bài đểm cảm nhận trình độ chơi đàn của giáo viên. Họ có chơi hay không, thành thạo không, sắc thái biểu diễn có tốt không. Hãy tin tưởng vào chính mình để cảm nhận và lựa chọn giáo viên cho con bố mẹ nhé.

5. Con bạn có hứng thú học Piano?

Mỗi một bạn có một tính cách khác nhau, các tiếp thu khác nhau. Liệu thầy cô có làm cho các con vui thích, hăng say khi học? Hay các thày cô chỉ dạy như “một cái máy”, chỉ đưa bài và bắt các con tập như một “con vẹt”? Giáo viên tốt sẽ hướng dẫn, tạo động lực tích cực cho các con để các bạn luyện tập theo đúng tiến trình. Giáo viên sẽ tìm ra cách truyền đạt hiệu quả nhất đối với con.

6. Con bạn có tiến bộ?

Điều này cần một thời gian ít nhất là 1 đến 2 tháng để các bậc phụ huynh cảm nhận so với thời gian đầu. Bố mẹ có thấy con học tốt hơn không, tích cực hơn so với tháng trước không?

Tiếp tục cho con học khi con tích cực và không ngừng cố gắng động viên con bố mẹ nhé!

Thành công đều đến từ sự nỗ lực và rèn luyện k ngừng!

Hãy cho con bạn học Piano ngay hôm nay, thay vì ngồi xem điện thoại, Ipad; lãng phí thời gian vào việc vô bổ! 

 Thời gian linh hoạt sáng trưa chiều tối.

Với tâm huyết và niềm đam mê với Piano:
#Dạy_Piano_tại_Hà_Nội mong muốn được truyền lửa và thắp sáng những tài năng của những học viên.

Chi tiết liên hệ: 096 1514 997

Gmail: maitamtupiano@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/giasupianotaihanoi/

Có thể bạn quan tâm:

Các bài viết tư vấn chọn đàn piano điện

Các mẫu đàn piano điện mới 100%

TAGS :

học đàn piano
zalo