Hôm nay chúng ta cùng đến với chủ đề những thói quen không tốt khi học Piano, đặc biệt là đối với những bạn tự học qua mạng. Vì không có người hướng dẫn nên đôi khi các bạn sẽ không biết mình sai ở đâu, nếu không khắc phục kịp thời thì dần dần nó sẽ trở thành thói quen và gây khó khăn cho việc học đàn sau này.
Không tập Đàn Piano với Metronome:
Không tập với Metronome là một thói quen không tốt nhưng có khá nhiều người mắc phải kể cả lúc luyện ngón hay tập bài. Các bạn đều nghĩ mình có thể tập đều nhịp nhưng thật ra bạn không thể nào tự tập đều nhịp được. Đa số các bạn sẽ bị cuốn theo nhịp và đánh nhanh dần đều chứ không phải là đều nhịp như bạn nghĩ.
Một số bạn cũng có cách vừa nhịp chân vừa tập, đây là một thói quen tốt, nhưng bạn cũng nên có môt chiếc máy đếm nhịp để nó hỗ trợ trong việc hình thành nhịp đều, giúp bạn không bị lơi nhịp, cuốn theo nhịp trong việc biểu diễn sau này.
Học đàn Piano với giảng viên Mai Dung tại facebook: Dạy Đàn Piano
Ngồi sai tư thế cũng là một thói quen nhiều người mắc phải không chỉ là những bạn mới học mà thậm chí là cả những người đã học lâu năm. Ngồi sai tư thế không chỉ ảnh hưởng đến việc học đàn mà còn ảnh hưởng xấu đến cả các hoạt động thường ngày của bạn nữa. Vì thế hãy chú trọng điều chỉnh cho bản thân ngồi đúng tư thế theo một số lưu ý sau:
1. Chọn một chiếc ghế vừa tầm với bạn và đảm bảo là chân bạn phải chạm đất. Nếu chân không thể chạm đất thì hãy tìm một chiếc thùng để kê dưới chân, phải tránh việc chân không chạm đất.
2. Ngồi thẳng lưng để tránh bị gù lưng và vẹo cột sống...
3. Hai tay song song với mặt đàn, không nên để tay quá cao hoặc quá thấp so với mặt đàn.
4. Bụng nên cách đàn một gang tay trở lên để tránh phải với lên phím đàn gây mỏi tay.
Không luyện ngón trước khi tập bài là một thói quen gặp ở khá nhiều người. Luyện ngón là bước khởi động giúp ngón tay mềm mại và uyển chuyển hơn, khiến bạn tập đàn dễ dàng hơn. Trước khi tập đàn hãy dành ra 2-3 phút để luyện ngón nhé.
Không có thói quen tập một bài hoàn chỉnh:
Tiếp theo đó là thói quen không tập một bài hoàn chỉnh. Những bạn mới tập đàn thường không mắc phải lỗi này nhưng lại gặp phải rất nhiều ở những bạn đã tập đàn được một thời gian dài và đã biết nhìn sheet để tập.
Ví dụ bạn tập được khoảng 90% rồi và còn một số lỗi nhỏ nhưng bạn coi nó là đã xong và chuyển sang bài khác cho nhanh. Nhưng chính việc này khiến cho việc hoàn thiện các kĩ năng của bạn phải chậm lại. Bạn cần phải cẩn thận, chu đáo, nghiêm túc trong mọi việc vì chính những thứ nhỏ nhặt lại là mấu chốt của vấn đề.
Vì vậy hãy tập chậm mà chắc, khi nào cảm thấy bạn đã tập đạt 200% thì mới chuyển qua bài mới.
Và cuối cùng là thói quen tập đàn theo số ngón tay. Đa số các giáo trình vỡ lòng đều ghi số ngón tay trên mỗi bài tập. Hầu hết các bạn mới tập mà đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi sẽ không nhớ note mà chỉ nhìn vào các số thứ tự ngón tay để đánh theo. Việc này khiến các bạn không chủ động học mà chỉ đánh đàn một cách thụ động và làm chậm quá trình học đàn, học không hiệu quả dễ dẫn đến chán nản, bỏ cuộc.
Mong rằng thông qua bài viết này các bạn có thể điều chỉnh lại cách học đàn của mình sao cho chính xác và hiệu quả nhất!
Tham khảo: Thế Giới Đàn Piano