Cách Học Đàn Piano Solo - Cover Hiệu Quả

Cách Học Đàn Piano Solo - Cover Hiệu Quả

22, July, 2020

Trên nền tảng Piano Cổ Điển thì bây giờ Piano được chia thành nhiều nhánh khác nhau như: Piano Cổ Điển, Piano Solo - Cover, Piano Đệm Hát… Tất cả đều có cách học, phương pháp học hiệu quả riêng. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn biết chơi Piano Solo- Cover là gì? Cách chơi Piano Solo- Cover hiệu quả nhất.

Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

1. Học Đàn Piano Solo - Cover Là Gì?

- Trong quá trình học Đàn Piano cơ bản thì các bạn biết phương pháp học là phải ghi nhớ nốt nhạc, chơi được những tiết tấu cơ bản trên bản nhạc. Chơi riêng từng tay, luyện ngón.

- Piano Solo- Cover là các bạn sẽ phải luyện tập riêng từng tay, sau đó ghép 2 tay lại và chơi thành thạo. Khi đó bạn đang dần hình thành việc chơi đàn *Piano Solo- Cove*.

2. Kinh Nghiệm Học Đàn Piano Solo - Cover

- Điều kiện tiên quyết của việc học Piano Solo là các bạn phải biết được những nốt nhạc, biết được những tiết tấu đơn giản. Tức là đã trải qua khóa học Piano cơ bản.

- Nắm vững những tiết tấu nâng cao như: móc đơn, móc kép, lệch trái- phải, chùm 3… Ở những tiết tấu phực tạp hơn thì 2 tay sẽ riêng lẻ, tay trái sẽ chơi phần đệm (hợp âm), tay phải sẽ chơi phần giai điệu. Để biết và chơi thành thạo những tiết tấu trên các bạn cần phải chơi nhiều bài dần nâng cao trình độ của mình hơn.

- Sắc thái Piano: Bạn muốn chơi hay hơn, tình cảm hơn thì cần phải biết: mp, p (nhẹ nhàng), f (mạnh), rit (kìm nhịp)… là gì. Để thành thạo và xử lý đúng như tình cảm trong bài thì cần các bạn kết hợp với giáo viên cũng như cần thời gian để các bạn cảm nhận. 

Sau khi nắm vững tiết tấu, sắc thái trên thì các bạn đã dần hình thành nên việc chơi Piano Solo.

Sau khi nắm vững tiết tấu, sắc thái trên thì các bạn đã dần hình thành nên việc chơi Piano Solo.

3. Học Piano Solo - Cover Nâng Cao

-  Quá trình các bạn luyện tập thành thạo những tiết tấu, sắc thái trên thì cũng dần hình thành thói quen chơi tay trái cho các bạn. Các bạn sẽ nhớ những hợp âm có trong bài, những thế tay khi chơi hợp âm đó. Các bạn luyện tập nhiều lần rồi thì đôi khi không cần đọc bản nhạc nữa. Giờ đây chúng ta sẽ không còn lệ thuộc quá nhiều vào bản nhạc. 

-    Mẹo cho các bạn chơi tay trái hay hơn: đó là các bạn có thể luyện tập thêm cách chạy ngón, fill ngón cho tay trái, cũng hay cách rải nốt cho hợp âm… (các bạn muốn có tài liệu fill ngón, rải hợp âm hãy liên hệ mail: maitamtupiano@gmail.com)

-    Ở trình độ cao hơn, chơi hay hơn là các bạn sẽ tập luyện những kĩ thuật khó của tay phải. Những kĩ thuật này các bạn lấy ở những bài Piano cổ điển. Mình hay chơi những bài của ông Chopin như: Nocture, walzer,..ở đó có những kĩ thuật chạy hợp âm, chạy nốt chùm 3 chùm 4, vuốt phím.. Khi các bạn chơi được những bài đó thì các bạn sẽ lấy những phần đó và đưa vào những bài Cover của các bạn. Việc học của các bạn sẽ thú vị hơn, các bạn chơi sẽ *pro* hơn.

Động lực là cái bạn cần để bắt đầu. Còn thói quen sẽ giữ cho bạn đi đúng hướng!

Thành công đều đến từ sự nỗ lực và rèn luyện k ngừng!

Hãy cho con bạn học Piano ngay hôm nay, thay vì ngồi xem điện thoại, Ipad; lãng phí thời gian vào việc vô bổ! 

 - Thời gian linh hoạt sáng, trưa, chiều, tối.

Với tâm huyết và niềm đam mê với Piano

-  #Dạy_Piano_tại_Hà_Nội mong muốn được truyền lửa và thắp sáng những tài năng của những học viên.

 Chi tiết liên hệ: 096 1514 997

Gmail: maitamtupiano@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/giasupianotaihanoi/

Có thể bạn quan tâm:

Các bài viết tư vấn chọn đàn piano điện

Các mẫu đàn piano điện mới 100%

TAGS :

zalo