5 Lưu ý quan trọng để chơi guitar đệm hát hay

5 Lưu ý quan trọng để chơi guitar đệm hát hay

09, October, 2020

Bài này nói về tất cả những thứ liên quan đến chuyển hợp âm mà bạn cần biết để có thể học đệm hát cơ bản.

Hợp âm là một cái rất quan trọng trong đệm hát guitar.

Nếu các bạn bắt đầu học đàn và xác định cho mình chỉ cần đàn và hát là vui rồi thì các bạn chỉ cần học hai thứ đó là: Các hợp âm hoặc là các tiến trình về hợp âm, hai là kĩ thuật tay phải.

Một điều nữa là học vẹt một số điệu cơ bản như bài hát này chơi ở điệu này sẽ chơi vòng hợp âm này…

Cách này khá hiệu quả đối với xu hướng hiện nay với nhu cầu không cần phải chơi một cách sao siêu.

Thực ra không phải ai cũng học chuyên sâu nhạc lý để sau có thể làm ca sỹ hoặc nhạc công mà chỉ cần đệm hát được những bài hát họ ưa thích là vui rồi.

Nếu xác định học đàn để đi kiếm tiền thì mình nghĩ các bạn nên học chuyên sâu đừng học vẹt còn nếu bận tiếp cận guitar với mục đích là công cụ cho cuộc sống thêm vui vẻ thì chỉ cần học cơ bản là được.

Sau đây mình sẽ nói năm điều:

1. Một là cách để chuyển hợp âm đúng nhịp

2. Hai là tìm được sự liên quan giữa các hợp âm trong bài

3. Ba là cần những đoạn báo kết thúc bộ phận này và chuẩn bị sang bộ phận khác cách tạo ra những câu bảo hiệu quả.

4. Bốn là cách dịch các thế tay của hợp âm ví dụ như à những hợp âm ở thế tay bậc thấp chúng ta dịch lên bậc cao để dễ chơi hơn và tạo ra màu sắc đặc trưng hơn.

5. Năm liên quan đến lực của bàn tay phải.

Đi vào chi tiết:

Thứ nhất là cách làm thế nào để chúng ta đàn và hát đúng nhịp chúng ta cần phải ưu tiên dây bass của mỗi hợp âm.

Ví dụ bài hát ở nhịp 3/4 thì phách mạnh vào phát số một. Phải ưu tiên bass của mỗi hợp âm, khi sắp kết thúc một hợp âm cần chuẩn bị vào bass của hợp âm tiếp theo ngay, không để trễ nhịp lúc đó chuyển từ hợp âm này quá hợp âm kia sẽ mượt mà hơn.

Cụ thể vòng hợp âm của các bạn sẽ chơi là C-G-Em thì sau khi chuẩn bị kết thúc hợp âm C các bạn phải nghĩ trong đầu là chuẩn bị chuyển sang hợp âm G thì bass của G là dây số 6, tay trái phải chuẩn bị bấm vào nốt G trên dây 6, tay phải cũng chuẩn bị đánh dây số 6 trước rồi mới tới các ngón tay còn lại.

Thứ hai là cần tìm sự liên quan giữa các hợp âm.

Ví dụ vòng hợp âm các bạn chơi là C-F-Dm: thì giữa hợp âm C và hợp âm F ngón áp út sẽ là sự liên kết giữa hai hợp âm này. Khi các bạn chơi hết hợp âm C chuẩn bị chuyển sang hợp âm F thì các bạn dự giữ nguyên ngón áp út các món khác sẽ chuyển để xếp thành hợp âm F  như thế ngón áp út sẽ như một trụ lực để các bạn chuyển hợp âm dễ dàng hơn, chính xác hơn.

Tương tự như thế khi bạn chuyển từ hợp âm F sang hợp âm Dm, thì ngón giữa sẽ giữ nguyên các ngón kia chuyển xếp vào hợp â Dm, sẽ rất nhanh và chính xác.

Thứ ba là tạo câu báo khi chuyển từ đoạn này qua đoạn kia:

Một khuôn nhạc chúng ta sẽ chia làm 8 phần. Khi bạn chơi tới hợp âm cuối cùng của một đoạn nhạc thì hợp âm đó bạn chia thành 8 phần và từ phần số 5 đến số thành số 8 các bạn có thể đánh nhanh hơn chúng ta gọi là dồn nhịp để tạo nên màu sắc và bảo rằng chuẩn bị chuyển qua một điều gì đó mới mẻ hơn hoặc các bạn có thể vuốt dây chẳng hạn. Và tiếp sau sẽ là hợp âm đầu tiên của đoạn tiếp theo việc này sẽ cho bài hát của chúng ta thêm sinh động, trong trường hợp bạn đàn cho người khác hát thì người ấy sẽ canh được nhịp và lấy hơi để hát đoạn tiếp theo trơn tru hơn,

Bốn là các bạn có thể không sử dụng các hợp âm cơ bản ở thế tay bậc một nữa mà các bạn có thể dịch lên và sử dụng các thế tay ở bậc cao, khi đó chúng ta sẽ áp dụng được nhiều kỹ thuật ở độc đáo bên tay phải hơn.

Ví dụ như kĩ thuật bịt nhả dây: bắt buộc chúng ta phải dùng hợp âm chặn ở thế tay bậc cao thì mới cho hiệu quả tốt nhất hoặc nó sẽ cho một màu sắc mới hơn chứ không đều đều đều đều như các bài hát bình thường.

Thứ năm là khi chơi hợp âm bên tay phải của các bạn mới học thường sẽ chỉ tập trung vào đúng dịp mà không để ý tới lực của ngón tay khi đó người nghe cảm thấy rất khô rất cứng nhắc sẽ không tạo được tình cảm không chuyển tải được cảm xúc cho bài hát.

Chúng ta có thể chơi mạnh vào các phách mạnh và dùng ít lực bên tay phải hơn khi chơi tới phách nhẹ. Khi đó bài hát các bạn chơi rất sinh động tạo được cảm xúc chuyển tải bài hát .

Điều này rất quan trọng mà ít người để ý tới các bạn nên điều chỉnh lực ngón tay để người nghe cảm nhận được cảm xúc thông điệp của bài hát.

Trên đây mình gửi hướng dẫn cho các bạn 5 điều cần luyện tập để có thể đệm hát hay và hiệu quả nhất, chúc các bạn luyện tập tốt.

Bài tham khảo:

Đàn guitar đệm hát

Đàn guitar chính hãng

Cách chọn đàn guitar

TAGS :

học đàn guitar
zalo